Sản phẩm nổi bật

TRUNG NGUYÊN

Lượt truy cập
  • 51
  • 862
  • 4,087,386

Truyền hình giải phóng xong băng tần “kim cương” để cho di động băng rộng

  18/02/2019
Băng tần 700Mhz đã được giải phóng xong và hiện Cục Tần số Vô tuyến điện đang gấp rút triển khai quy hoạch băng tần này, sau khi quy hoạch xong sẽ tiến hành cấp phép tần số cho dịch vụ di động băng rộng.

Viettel được cấp phép thử nghiệm 5G tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Theo nguồn tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện, các đơn vị truyền hình đã chuyển đổi băng tần theo đúng kế hoạch mà Bộ TT&TT yêu cầu.

Theo Quyết định số 1761/QĐ-BTTTT ngày 17/10/2017 của Bộ TT&TT, các đài truyền hình VTV, VTC, AVG, RTB và các đài PT-TH Quảng Nam, Phú Yên sẽ phải sắp xếp chuyển đổi các kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF (470 - 806) theo đúng quy hoạch từ ngày 1/1/2018 đến hết ngày 31/12/2018 theo lộ trình mà Bộ TT&TT đã ban hành.

Nguồn tin từ Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, về cơ bản các đài truyền hình đã chuyển đổi xong băng tần theo đúng quy hoạch của Bộ. Chỉ có một số ít địa phương chưa chuyển đổi băng tần, do chưa triển khai xong hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất cho hộ nghèo theo Đề án Số hóa truyền hình.Tuy nhiên, vấn đề này không ảnh hưởng gì đến việc giải phóng băng tần 700Mhz.

Băng tần 700Mhz đã được giải phóng xong và hiện Cục Tần số Vô tuyến điện đang gấp rút triển khai quy hoạch băng tần này, sau khi quy hoạch xong sẽ tiến hành cấp phép tần số cho dịch vụ di động băng rộng 4G, 5G.

Từ năm 2013, Bộ TT&TT chủ trì triển khai Đề án số hóa truyền hình, sau khi Đề án hoàn thành sẽ giải phóng được băng tần 700Mhz để cung cấp dịch vụ băng rộng. Băng tần này được nhiều nước trên thế giới so sánh với “Kim cương” vì có ưu điểm tối ưu trong truyền sóng, có thể triển khai cung cấp dịch vụ 4G giá rẻ về nông thôn.

 

 

 

 

 

 

“Đối với các nước trên thế giới băng tần 700Mhz được coi là là băng tần quý hiếm. Nếu các băng tần khác được coi là vàng thì 700Mhz được xếp hạng là băng tần kim cương. Khi đưa vào khai thác sẽ mang lại hiệu quả to lớn không chỉ cho ngành viễn thông mà còn cho phát triển kinh tế xã hội. Với ưu điểm truyền sóng tối ưu ở băng tần này có thể cung cấp dịch vụ 4G ở nông thôn với giá rẻ. Với tiến độ triển khai Đề án số hóa truyền hình như hiện nay có thể đưa vào khai thác băng tần kim cương sớm hơn dự kiến”, ông Đoàn Quang Hoan, nguyên Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết.

Nguồn tin từ MobiTV cho biết, đến cuối tháng 12/2018, Truyền hình MobiTV tiến hành thực hiện chuyển đổi 4 kênh tần số 50/56, 57, 58, 59 về các kênh 42, 43, 44, 45 theo yêu cầu của Bộ TT&TT.

VTV cũng đã chuyển đổi xong băng tần phát sóng truyền hình số mặt đất tại trạm phát sóng Mễ Trì, Hà Nội chuyển từ kênh 51 (băng tần 714Mhz) về kênh 24 (băng tần 498Mhz). Trạm phát sóng Núi Cấm (An Giang) từ kênh 21 (băng tần 474Mhz) lên kênh 23 (490Mhz).

DTV cũng đã thực hiện chuyển đổi máy phát sóng kênh tần số 49UHF (698MHz) tại Đài PT-TH Hà Nội về kênh tần số 48UHF (690MHz) theo quy hoạch cấp phép.

Để thực hiện việc chuyển đổi tần số theo đúng yêu cầu của Bộ TT&TT, các đơn vị truyền hình đã tập trung đầu tư hệ thống thiết bị kỹ thuật tốt nhất. Kế hoạch chuyển đổi tần số được chuẩn bị kỹ lưỡng và tiến hành theo từng khu vực, đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền dẫn, phát sóng.

Cùng với việc chuyển đổi các đơn vị truyền dẫn phải truyền thông hướng dẫn người dân nâng cấp phần mềm, dò quét kênh để thu tín hiệu tốt nhất.

                                                                    Đình Anh

Bình luận

Tin tức mới

Xem tất cả